Giả thuyết Riemann
Giả thuyết Riemann

Giả thuyết Riemann

Trong toán học, giả thuyết Riemann, nêu bởi Bernhard Riemann (Riemann (1859)), là một phỏng đoán về các không điểm phi tầm thường của hàm zeta Riemann tất cả đều có phần thực bằng 1/2. Tên gọi này đôi khi cũng có nghĩa tương tự cho một số giả thuyết khác như giả thuyết Riemann cho các đường cong trên trường hữu hạn.Giả thuyết Riemann hàm ý kết quả về sự phân bố các số nguyên tố. Cùng với những dạng tổng quát hóa phù hợp, các nhà toán học coi nó là một trong những bài toán quan trọng nhất chưa được giải trong toán học thuần túy (Bombieri 2000). Giả thuyết Riemann, cùng với giả thuyết Goldbach thuộc về bài toán thứ tám của Hilbert trong danh sách 23 bài toán chưa giải được của David Hilbert; nó cũng là một trong bày bài toán của Giải thưởng Bài toán Thiên niên kỷ do Viện Toán học Clay khởi xướng.Hàm zeta Riemann ζ(s) là hàm với đối số s là một số phức bất kỳ khác 1, và giá trị của hàm cũng là giá trị phức. Các không điểm của hàm (nghiệm) bao gồm tại các số nguyên âm; tức là ζ(s) = 0 khi s nhận các giá trị −2, −4, −6, .... Chúng được gọi là các không điểm tầm thường. Tuy nhiên, các số nguyên âm không phải là các nghiệm duy nhất của hàm zeta; và những nghiệm này gọi là không điểm phi tầm thường hay "không điểm không tầm thường". Giả thuyết Riemann đề cập đến vị trí của các không điểm phi tầm thường này, và phát biểu rằng:Do vậy các không điểm phi tầm thường sẽ nằm trên đường giới hạn chứa các số phức 1/2 + i t, với t là số thực và i là đơn vị ảo.Có một vài sách phổ biến về giả thuyết Riemann, như của Derbyshire (2003), Rockmore (2005), Sabbagh (2003),du Sautoy (2003). Các sách như Edwards (1974), Patterson (1988)Borwein và đồng nghiệp (2008) đưa ra nội dung toán học của nó, trong khiTitchmarsh (1986), Ivić (1985)Karatsuba & Voronin (1992) trình bày ở mức khó hơn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giả thuyết Riemann http://oldweb.cecm.sfu.ca/~pborwein/COURSE/MATH08/... http://pmmac03.math.uwaterloo.ca/~mrubinst/l_funct... http://web.viu.ca/pughg/RiemannZeta/RiemannZetaLon... http://www.olimu.com/RIEMANN/Song.htm http://www.seedmagazine.com http://www.seedmagazine.com/news/2006/03/prime_num... http://www.digizeitschriften.de/resolveppn/GDZPPN0... http://www.mathematik.uni-bielefeld.de/documenta/x... http://gdz.sub.uni-goettingen.de/index.php?id=11&P... http://gdz.sub.uni-goettingen.de/no_cache/dms/load...